- Bạn đang cảm thấy thân hình mập lên trông thấy, các múi cơ càng ngày càng bị các lớp mỡ che hết?
- Bạn thường nghe nhiều anh chàng cùng công ty hoặc hàng xóm rủ đi tập gym để tăng cường sức khỏe và lấy lại vóc dáng như xưa?
- Bạn cảm thấy không có thời gian đi tập tại các phòng gym, mà thích tập tại nhà, nhưng lại chưa tìm được 1 phương pháp nào hiệu quả?
- Bạn đang muốn tìm 1 số bài tập gym tại nhà bổ trợ cho các buổi tập tại phòng gym?
Nếu bạn muốn có cơ thể gọn gàng, cân đối, hãy xem ngay các bài tập GYM cho người mới bắt đầu tại nhà và xem mình có tập nổi không nhé!
Chắc có lẽ bạn đã từng nghĩ về việc trong khi ngồi trên ghế sofa và tập tạ chứ? Nghe có vẻ khá ngớ ngẩn nhưng nếu bạn nghĩ rộng thêm 1 tí. Bạn có thể dọn cái bàn trước ghế để tạo khoảng trống, sau đó thì thức dậy sớm hơn lịch biểu thường ngày khoảng 15-30 phút và tập ngay một vài bài tập trước khi đi làm. Buổi chiều đi làm về, bạn cũng có thể dành cho mình tầm 30 phút hoặc hơn để tập ngay 14 bài tập gym cho người mới bắt đầu tại nhà cùng với giải thích lợi ích của từng bài tập. Nào hãy cùng xem, lên lịch tập và mục tiêu cho mình nhé.
Trước khi tập, Thể Hình Nam khuyên bạn nên thử ngay công cụ tính BMI ngay để kiểm tra xem chỉ số cân nặng và chiều cao của mình có chuẩn chưa? Chỉ số BMI sẽ giúp bạn tính toán được liệu bạn đang gầy hay béo để có chế độ tập luyện hợp lý!
1. Press-up - Động tác hít đất
Động tác hít đất |
- Tạo tư thế hít đất, hai tay đặt xuống sàn, rộng bằng vai, lưng duỗi thẳng, sao cho cơ thể tạo thành 1 đường thẳng từ đầu tới gót chân.
- Hạ thân người xuống cho tới khi nào ngực cách mặt sàn khoảng 2 cm, sau đó đẩy mạnh người lên lại bằng cách duỗi thẳng hai tay.
Đó là 1 lần lặp. Động tác này kết hợp nhiều nhóm cơ để tối ưu hóa sự phát triển và cải thiện sức mạnh cho các nhóm cơ vai.
Đây chính là 1 sự chuẩn bị tuyệt vời trước khi bạn đi tới phòng gym tập luyện nhiều bài cơ vai khó hơn, nhưng nằm ghế nghiêng đẩy tạ.
2. Động tác đứng đẩy tạ
Động tác đứng đẩy tạ |
- Đứng thẳng, hai tay giữa hai tạ ngang chiều cao của vai, 2 lòng bàn tay hướng về phía trước.
- Hai cùi chỏ hướng xuống, mỗi cùi chỏ hướng sang 1 bên.
- Đẩy tạ thẳng qua đầu cho tới khi nào hai tay duỗi thẳng hoàn toàn.
- Từ từ hạ tạ xuống vị trí ban đầu.
Đừng bỏ qua: Bạn nên mua dụng cụ gì khi tập thể hình tại nhà?
Động tác này giúp xây dựng cơ vai an toàn hơn nhiều so với việc nâng tạ từ phía sau cổ. Đối với người mới tập thể hình, mục tiêu phải là căng duỗi các nhóm khớp cơ nối và bảo vệ thân người khỏi các chấn thương gọi là hội chứng ảnh hưởng cơ vai.
Nếu không bài tập này ở lúc khởi đầu tiên bạn sẽ phải trả giá sau này đó.
Nếu không bài tập này ở lúc khởi đầu tiên bạn sẽ phải trả giá sau này đó.
3. Động tác Squat tạ tay
Động tác Squat tạ tay |
- Hai tay giữ 1 cặp tạ tay, hai chân đứng rộng bằng vai.
- Giữ đầu thẳng, lưng thẳng, ngồi xuống tạo tư thế Squat cho tới khi nào hại tạ cách sàn khoảng 2.5cm.
- Tập trung vào việc giữ hai gối không được quá mũi chân và ngực mở rộng – không được cong lưng hay nghiêng người về phía trước khi bạn hạ thân người xuống.
- Thở ra, duỗi thẳng hai chân và đẩy thân người lên để quay trở lại vị trí ban đầu.
Squat là một bài tập kết hợp tuyệt với và là 1 trong những động tác xây dựng sức mạnh toàn bộ hiệu quả nhất. Hai tạ tay giúp bạn tập trung vào kỹ thuật.
4. Farmer Walk - Động tác đi bộ kiểu nông dân
Động tác đi bộ kiểu nông dân - Farmer Walk |
- Hai tay giữ 1 cặp tạ tay nặng – khoảng nửa trọng lượng cơ thể.
- Hai tay duỗi thẳng hai bên hông.
- Đứng thẳng người và đi về phía trước càng nhanh càng tốt bằng bước đi ngắn.
Siêu bài tập đơn giản này không cần bạn quá tập trung vào kỹ thuật, nó tác động vào khả năng giữ cố định vai, cơ Delta trước. Nó cũng tăng sức mạnh cho đôi tay của bạn.
5. Lateral raise - Động tác nâng tạ hai bên
Động tác nâng tạ hai bên |
- Đứng thẳng, hai tay giữ 1 cặp tạ tạ tay nhẹ.
- Từ từ nâng từng cặp tạ lên ở mỗi bên, cho tới khi nào tới ngang chiều cao của vai – không được cao hơn – và đu đưa tạ lên xuống.
- Dừng lại, sau đó hạ xuống từng bên chậm chậm. Nhờ đó, bạn sẽ xây dựng được nhiều múi cơ, giúp kháng lại trọng lực.
Đây là bài tập tốt nhất để phát triển cơ vai. Việc nâng tạ hai bên giúp tách biệt cơ denta giữa, vùng cơ vai giữa, giúp phát triển chiều rộng và độ săn chắc của cơ vai. Cực tốt để xây dựng vai xô chữ V.
6. Standing Calf Raises - Động tác nhón gót chân với tạ tay
|
- Đứng thẳng, mỗi tay giữ 1 tạ tay, mũi chân đặt trên 1 ván tập, gót chân chạm sàn.
- Nâng hai gót lên khỏi sàn và căng cứng mũi chân.
- Từ từ hạ thân người xuống vị trí ban đầu và lặp lại.
Rất nhiều người mới tập thể hình thường có khuynh hướng bỏ qua các bài tập bắp chân mỗi khi đến ngày tập chân.
Hãy luyện tập ngày động tác này để đảm bảo bạn đang tác động vào tất cả các nhóm của của chân.
7. Bicep curl - Động tác gập bắp tay
- Đứng thẳng, mỗi tay giữ 1 tạ tay, giữ cánh tay trên cố định, gập tạ lên cho tới khi nào hai tạ tay ngang chiều cao của vai.
- Tập trung vào giữ cùi chỏ cố định – chỉ cẳng tay được phép di chuyển.
- Căng cứng cơ bắp khi gập tạ lên, sau đó từ từ hạ xuống và lặp lại.
Đây là một bài tập tuyệt vời giúp phát triển các nhóm cơ tay. Bằng cách giữa cánh tay trên cố định, bạn sẽ giúp toàn bộ vùng cơ bắp tay phát triển tối đa.
Bạn đừng bỏ quên 7 bài tập Gym tiếp theo dành cho người mới bắt đầu tại nhà nhé!!!
Nguồn: KhoeDep.vn
Xem thêm: 10 phút mỗi ngày cho cơ bụng 6 múi như ý
0 comments: